Lịch sử Đế quốc Achaemenes

Bài này nằm trong loại bài về
Lịch sử Iran
Trước Công Nguyên (TCN)
Tiền sử Iran Thời cổ đại–4000
Văn hoá Kura–Araxes 3400–2000
Proto-Elamite 3200–2700
Văn hóa Jiroft c. 3100 – c. 2200
Elam 2700–539
Đế quốc Akkad 2400–2150
Người Kassite c. 1500 – c. 1155
Đế quốc Tân Assyria 911–609
Urartu 860–590
Mannaeans 850–616
Đế quốc Media 678–550 TCN
(Vương quốc Scythia) 652–625 TCN
Đế quốc Tân Babylon 626–539 TCN
Đế quốc Achaemenes 550–330 TCN
Vương quốc Armenia 331 TCN – 428 SCN
Atropatene Thập niên 320 TCN – Thế kỷ III SCN
Vương quốc Cappadocia Thập niên 320 TCN – 17 SCN
Đế quốc Seleukos 312–63 TCN
Vương quốc Pontus 281–62 TCN
Nhà Frataraka Thế kỷ III TCN – c. 222 SCN
Đế quốc Parthia 247 TCN – 224 SCN
Vương quốc Suren 119 TCN – 240 SCN
Đế quốc Sasania 224–651
Nhà Zarmihr Thế kỷ VI – 785
Nhà Qarinvand Thập niên 550 – Thế kỷ XI
Nhà Rashidun 632-661
Nhà Omeyyad 661–750
Nhà Abbas 750–1258
Nhà Dabuy 642–760
Nhà Bavand 651–1349
Masmughan của Damavand 651–760
Paduspan 665–1598
Justan 791 – thế kỷ XI
Các triều đại Alid 864 – thế kỷ XIV
Nhà Tahiri 821–873
Đế quốc Saman 819–999
Nhà Saffar 861–1003
Nhà Ghur trước 879 – 1141
Nhà Saj 889–929
Nhà Sallar 919–1062
Nhà Ziyar 930–1090
Ilyas 932–968
Nhà Buy 934–1062
Nhà Ghaznav 977–1186
Nhà Kakuy 1008–1141
Nhà Nasr 1029–1236
Shabankara 1030–1355
Đế quốc Seljuk 1037–1194
Nhà Khwarezm-Shah 1077–1231
Nhà Eldiguz 1135–1225
Atabeg của Yazd 1141–1319
Nhà Salghur 1148–1282
Nhà Hazarasp 1155–1424
Nhà Mihraban 1236–1537
Nhà Kurt 1244–1396
Hãn quốc Y Nhi 1256–1335
Nhà Choban 1335–1357
Nhà Muzaffar 1335–1393
Nhà Jalair 1337–1376
Sarbadar 1337–1376
Nhà Inju 1335–1357
Nhà Afrasiyab 1349–1504
Marashis 1359–1596
Đế quốc Timur 1370–1507
Nhà Karkiya 1370s–1592
Kara Koyunlu 1406–1468
Aq Qoyunlu 1468–1508
Nhà Safavid 1501–1736
(Nhà Hotak) 1722–1729
Nhà Afshar 1736–1796
Hãn quốc Talysh 1747–1826
Nhà Zand 1751–1794
Nhà Qajar 1789–1925
Niên biểu

Mốc thời gian nhà Achaemenes

Năm theo lịch thiên văn

Niên đại mang tính xấp xỉ

Nguồn gốc

Dân tộc Ba Tư bao gồm các bộ lạc được liệt kê ở đây. ... : người Pasargadae, Maraphii, và Maspii, những bộ lạc còn lại đều là những bộ lạc phụ thuộc. Trong số này, người Pasargadae là bộ lạc ưu tú nhất; các vị vua Ba Tư xuất thân từ gia tộc Achaemenes đều đến từ bộ lạc này. Những bộ lạc khác chẳng hạn như người Panthialaei, Derusiaei, Germanii thì lại sống định cư, còn những bộ lạc khác như người Dai, Mardi, Dropici, Sagarti, thì lại là những người du mục.

— Herodotos, Histories 1.101 & 125
Phả hệ của các vị vua nhà Achaemenes.

Đế quốc Achaemenes do người Ba Tư du mục dựng nên. Người Ba Tư là một bộ tộc Iran, họ đặt chân tới Iran vào khoảng năm 1000 TCN và định cư ở khu vực tây bắc Iran, khu vực dãy núi Zagros và vùng đất Persis nằm sát cạnh những người Elam bản địa.[28] Trong nhiều thế kỷ, họ đã nằm dưới sự cai trị của đế quốc Tân-Assyria (911–609 TCN) ở khu vực miền bắc Lưỡng Hà.[cần dẫn nguồn] Người Ba Tư ban đầu là những người chăn thả gia súc du mục ở khu vực phía Tây cao nguyên Iran. Đế quốc Achaemenes không phải là đế quốc đầu tiên của người Iran, một bộ tộc Iran khác là người Medes đã thiết lập nên một đế quốc tồn tại ngắn ngủi và đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ sự thống trị của người Assyria.[29]

Các vị vua nhà Achaemenes ban đầu cai trị thành phố Anshan của người Elam nằm gần thành phố Marvdasht ngày nay;[30] tước hiệu "Vua của Anshan" ban đầu của các vị vua nhà Achaemenes là phỏng theo tước hiệu "Vua của Susa và Anshan" của người Elam.[31]Những ghi chép cổ đại lại có sự khác biệt về danh tính của các vị vua Anshan đầu tiên. Theo trụ lăn Cyrus (đây là bản phả hệ các vị vua nhà Achaemenes lâu đời nhất) thì các vị vua của Anshan là Teispes, Cyrus I, Cambyses ICyrus II, vị vua đã sáng lập nên đế quốc[30] (Còn theo bản khắc Behistun của Darius Đại đế thì Teispes là con trai của Achaemenes và Darius là một hậu duệ theo ngành thứ của Teispes, tuy nhiên lại không có văn bản nào lâu đời hơn đề cập tới Achaemenes[32]). Trong tác phẩm Histories, Herodotos có nói rằng Cyrus Đại đế là con trai của Cambyses I với Mandane của Media, bà là con gái của Astyages, vị vua của đế quốc Medes.[33]

Thành lập và bành trướng

Quá trình bành trướng của nhà Achaemenes

Cyrus đã nổi dậy chống lại đế quốc Medes vào năm 553 TCN và tới năm 550 TCN thì ông đã chiếm được kinh đô Ecbatana của người Medes và bắt sống được vua Astyages.[34][35][36] Sau khi đã chiếm được Ecbatana, Cyrus đã tự xưng là người kế vị ngai vàng của Astyages và tuyên bố nằm quyền cai trị toàn bộ đế quốc.[37] Thông qua việc tuyên bố kế tục đế quốc của Astyages, ông cũng đã thừa hưởng luôn các cuộc chiến tranh giữa người Medes với cả Lydiađế quốc Tân-Babylon.[38]

Vua Kroisos của Lydia cũng đã nhân cơ hội này để đem quân tiến đánh khu vực lãnh thổ cũ ở Tiểu Á của người Medes.[39][40] Cyrus đã đích thân dẫn quân đánh tan quân của Kroisos rồi sau đó đem quân chiếm luôn kinh đô Sardis của vương quốc Lydia vào năm 546 TCN.[41][42][lower-alpha 1] Cyrus đã giao cho Pactyes nhiệm vụ thu thập cống nạp ở Lydia trước khi rút quân trở về, tuy nhiên Pactyes đã kích động một cuộc nổi dậy chống lại Cyrus sau khi ông khởi hành.[42][43][44] Cyrus sau đó phái vị tướng người Medes tên là Mazares tới dập tắt cuộc nổi dậy và Pactyes đã bị bắt sống. Mazares và vị tướng kế tục ông ta là Harpagus đã phải mất tới bốn năm để chinh phục toàn bộ các thành phố Lydia tham gia vào cuộc nổi dậy.[45]

Sau khi người Ba Tư lật đổ sự cai trị của người Medes và thay thế họ, nhiều chư hầu của đế quốc Medes tin rằng hoàn cảnh đã thay đổi và tiếp đó nổi dậy chống lại Cyrus.[46] Điều này đã buộc Cyrus phải đem quân tiến đánh Bactria và người Saka du mục ở khu vực Trung Á.[47] Trong các chiến dịch trên, Cyrus đã cho xây dựng các thành phố ở khu vực Trung Á và bố trí các đơn vị đồn trú tại những nơi này, thành phố Cyropolis cũng đã được ông thành lập trong quá trình này.[48]

Theo Kinh thánh thì Cyrus Đại đế đã giải phóng người Do thái thoát khỏi tình cảnh lưu đày ở Babylon rồi cho xây dựng lại Jerusalem

Chúng ta vẫn chưa biết được gì về mối quan hệ giữa người Ba Tư với người Babylon trong giai đoạn từ năm 547 TCN tới năm 539 TCN nhưng dường như là sự thù địch kéo dài nhiều năm liền giữa hai đế quốc đã dẫn đến cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 540–539 TCN và tiếp đó là sự kiện thành Babylon thất thủ.[49]Vào tháng 10 năm 539 TCN, Cyrus đã đánh bại người Babylon tại Opis rồi tiếp đó là chiếm được thành phố Sippar mà không tốn một binh tốt nào trước khi hạ được thành Babylon vào ngày 12 tháng 10 cùng năm, vua Nabonidus của đế quốc Tân Babylon cũng đã bị bắt sống sau khi thành phố thất thủ.[50][49][51]Sau khi chiếm được thành phố, Cyrus thực hiện việc tuyên truyền nhấn mạnh rằng bản thân ông là người khôi phục lại trật tự thiêng liêng vốn đã bị vua Nabonidus phá vỡ do vị vua này đề xướng việc tôn thờ thần Sin thay vì thần Marduk,[52][53][54], bên cạnh đó ông còn tự coi mình là người thừa kế di sản của đế quốc Tân-Assyria bằng việc so sánh bản thân mình với vua Ashurbanipal của người Assyria.[55][56][54] Kinh Thánh của người Do Thái cũng không ngần ngại ca ngợi cuộc chinh phục Babylon của Cyrus và tôn vinh ông là một Messiah của Yahweh.[57][58]Ông còn được ca ngợi vì đã giải phóng người dân của Judah thoát khỏi cảnh lưu đày và cho phép họ được xây dựng lại phần lớn thành Jerusalem bao gồm cả Ngôi đền thứ Hai.[57][59]

Lăng mộ của Cyrus Đại đế, vị vua sáng lập nên đế quốc Achaemenes

Năm 530 TCN, Cyrus qua đời trong chiến dịch chống lại người Massagetae ở Trung Á. Người con trai cả của ông là Cambyses II đã lên kế vị còn người con trai út của ông là Bardiya[lower-alpha 2] được ban cho một vùng lãnh thổ lớn ở Trung Á.[62][63] Vào năm 525 TCN, sau khi chinh phục thành công Phoenicia cùng Cyprus, Cambyses đã bắt tay vào việc chuẩn bị cho chiến dịch xâm lược Ai Cập bằng lực lượng hải quân Ba Tư mới được thành lập của mình.[64][65] Trước đó vào năm 526 TCN, sau khi vua Psamtik III lên ngôi để kế vị vua Amasis II đã băng hà, các đồng minh quan trọng của người Ai Cập đã phản bội và đứng về phía người Ba Tư.[65]Để đối phó với cuộc xâm lược của người Ba Tư, Psamtik đã bố trí quân đội của mình tại Pelusium ở khu vực châu thổ sông Nile. Tuy nhiên, ông ta đã bị người Ba Tư đánh cho đại bại trong trận Pelusium và phải tháo chạy về thành Memphis, người Ba Tư sau đó đã đánh bại ông ta một lần nữa và bắt vị vua này làm tù binh.[65][66]

Herodotos thuật lại rằng Cambyses đã công khai thể hiện sự thù ghét đối với người dân Ai Cập cùng với các vị thần, văn hóa, đền thờ và các vị tư tế của họ, và đặc biệt là nhấn mạnh vào hành động giết chết con bò thần Apis.[67] Ông ta ghi lại rằng những hành động này đã khiến cho Cambyses trở nên loạn trí và dẫn tới việc ông ra lệnh giết chết người em trai của mình là Bardiya (theo Herodotos thì ông ta bị giết hại một cách bí mật),[68] người vợ cũng là em gái của ông[69] cùng với Kroisos của Lydia.[70] Ông ta tiếp đó kết luận rằng Cambyses đã hoàn toàn điên loạn,[71] và tất cả các sử gia cổ đại sau này đều thuật lại câu chuyện về sự đại nghịch bất đạo và điên loạn của Cambyses. Tuy nhiên, điều này vốn dĩ là dựa theo các thông tin giả mạo bởi vì theo ghi chép trên tấm văn bia Apis có niên đại vào năm 524 TCN thì Cambyses đã tham dự lễ tang của con bò thần Apis với tư cách là một vị pharaon.[72]

Sau khi Ai Cập bị chinh phục, người Libya cùng với người Hy Lạp tại CyreneBarca ở Libya đã quy thuận Cambyses và triều cống thay vì kháng cự.[65][66] Cambyses tiếp đó lên kế hoạch chinh phạt Carthage, ốc đảo Siwa của thần Ammon và Ethiopia.[73] Herodotos ghi lại rằng cuộc viễn chinh Carthage bằng đường biển đã bị hủy bỏ bởi vì người Phoenici từ chối việc cầm vũ khí chống lại những người họ hàng của họ,[74] tuy nhiên các sử gia ngày nay tin rằng cuộc viễn chinh Carthage chưa bao giờ được lên kế hoạch.[65] Dẫu vậy, Cambyses đã thực sự dồn hết tâm trí của mình vào hai chiến dịch đó là tiến hành chinh phục vương quốc Meroë và chiếm giữ các ốc đảo phía Tây vốn có vị trí về mặt chiến lược. Vì lẽ đó, ông đã cho bố trí một đội quân đồn trú tại Elephantine, phần lớn binh sĩ trong đội quân đồn trú này lại là người Do Thái và họ tiếp tục đóng quân tại Elephantine trong suốt triều đại của Cambyses.[65] Tuy nhiên, hai cuộc viễn chinh tới ốc đảo của thần Ammon và Ethiopia đều thất bại. Herodotos ghi lại rằng cuộc viễn chinh Ethiopia thất bại là do sự điên loạn của Cambyses cùng với đó là việc không có đủ quân lương cho quân đội của ông,[75]thế nhưng các bằng chứng khảo cổ học lại cho thấy rằng cuộc viễn chinh này không hoàn toàn là một thất bại và một pháo đài nằm tại khu vực thác nước thứ hai của sông Nile ở biên giới giữa Ai Cập và Kush đã được sử dụng trong suốt thời kỳ cai trị của nhà Achaemenes.[65][76]

Những sự kiện sảy ra xoay quanh cái chết của Cambyses và sự kế vị của Bardiya đã gây ra rất nhiều tranh cãi do sự mâu thuẫn trong các ghi chép cổ đại.[61] Theo như Herodotos ghi lại thì do cái chết của Bardiya được giữ bí mật cho nên phần lớn người Ba Tư tin rằng ông ta vẫn còn sống. Điều này cho phép hai vị đạo sĩ nổi dậy chống lại Cambyses, thậm chí một trong hai người bọn họ còn ngồi lên ngai vàng để đóng giả là Bardiya do có ngoại hình gần như y hệt và có cùng tên với vị hoàng tử này (Theo ghi chép của Herodotos thì tên của ông ta là Smerdis[lower-alpha 2]).[77] Ctesias thì lại ghi lại rằng ngay sau khi Bardiya bị giết chết, Cambyses đã ngay lập tức sắp đặt vị magus tên là Sphendadates lên thay ông ta làm satrap của Bactria do hai người bọn họ có ngoại hình gần như y hệt.[78]Sau đó, có hai cận thần của Cambyses đã âm ưu lật đổ Cambyses và đưa Sphendadates lên ngôi dưới danh nghĩa là Bardiya.[79] Theo bản khắc Behistun được tạc dưới triều đại của Darius Đại đế thì một vị magus tên là Gaumata đã mạo nhận là Bardiya và kích động một cuộc nổi loạn ở Persia.[60] Bất kể nguyên nhân chính xác của cuộc nổi loạn có là gì đi chăng nữa, Cambyses cũng đã nghe tin về cuộc nổi loạn này vào mùa hè năm 522 TCN và bắt đầu rời Ai Cập để quay trở về, tuy nhiên ông đã bị thương ở đùi khi mới chỉ trở về tới Syria và qua đời do bệnh hoại tử, điều này cho phép Bardiya giả mạo trở thành vua.[80][lower-alpha 3] Bản khắc Behistun của Darius là nguồn sử liệu đầu tiên ghi chép về sự kiện trên và dẫu cho hầu hết các sử gia sau này đều đồng thuận với các chi tiết chủ chốt của câu chuyện về một vị magus đóng giả là Bardiya và cướp ngôi, có thể Darius đã sáng tạo ra câu chuyện này để biện minh cho hành động cướp ngôi của ông ta.[82] Nhà Iran học Pierre Briant nêu giả thuyết cho rằng Bardiya không hề bị Cambyses sát hại mà chờ cho tới sau khi nhà vua qua đời vào mùa hè năm 522 TCN thì mới tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp ngai vàng của đế quốc bởi vì lúc đó ông ta là vị hoàng tử duy nhất của hoàng gia còn sống. Mặc dù các học giả ngày này thường đồng thuận với giả thuyết về sự mưu mẹo của Darius, Briant nói rằng "hiện tại chưa có điều gì là chắc chắn dựa theo bằng chứng sẵn có".[83]

Đế quốc Achaemenes vào giai đoạn đỉnh cao khoảng năm 500 TCN

Theo bản khắc Behistun, Gaumata đã cai trị trong vòng bảy tháng trước khi bị Darius Đại đế (Darius I) (tiếng Ba Tư cổ: Dāryavuš, "người luôn kiên định theo đuổi điều thiện", ông còn được gọi là Darayarahush, Darius Đại đế) lật đổ vào năm 522 TCN. Một năm sau khi Smerdis giả mạo (Gaumata) bị lật đổ, một Smerdis giả mạo khác có tên là Vahyazdāta đã cố gắng tiến hành một cuộc chính biến. Mặc dù bước đầu đạt được thành công, cuộc chính biến này cũng đã thất bại.[84].

Kể từ lúc vua Amyntas I của Macedonia quy thuận người Ba Tư vào giai đoạn khoảng năm 512–511 TCN, người Macedonia và Ba Tư đã giữ mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Darius Đại đế (521–486 TCN) đã phát động một chiến dịch lớn vào năm 513 nhằm vào khu vực Balkans với mục tiêu là nhằm chinh phục người Scythia ở khu vực phía bắc của sông DanubeMacedonia cũng là một mục tiêu của chiến dịch này.[85]Quân đội của Darius đã chinh phục nhiều bộ lạc người Thraci và hầu hết các vùng đất nằm tiếp giáp với biển Đen trước khi rút quân về Tiểu Á.[85][86]Darius đã giao nhiệm vụ hoàn tất cuộc chinh phục khu vực Balkan lại cho một vị tướng của ông tên là Megabazus.[85] Quân đội Ba Tư đã chinh phục khu vực Thracia dồi dào vàng, các thành bang Hy Lạp ven biển cùng với đó là đã đánh bại và chinh phục được tộc người Paeonia hùng mạnh.[85][87][88] Sau cùng, Megabazus đã phái sứ thần tới gặp Amyntas và yêu cầu ông ta quy thuận người Ba Tư, người Macedonia sau đó đã chấp thuận điều này. Khu vực Balkan đã cung cấp nhiều binh sĩ cho đội quân đa sắc tộc của nhà Achaemenes. Nhiều gia đình quý tộc Macedonia và Ba Tư đã thông gia với nhau chẳng hạn như vị quý tộc người Ba Tư tên là Bubares đã cưới người con gái của Amyntas tên là Gygaea. Quan hệ thông gia giữa các vị vua của Macedonia như Amyntas và Alexandros với Bubares đã bảo đảm cho mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với các vị vua của Ba Tư là Darius và Xerxes I. Sự xâm lược của người Ba Tư đã gián tiếp tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Macedonia và Ba Tư cũng có chung một số lợi ích với người Macedonia ở khu vực Balkans; người Macedonia đã giành được rất nhiều lợi ích từ các bộ lạc Balkan chẳng hạn như từ người Paeonia và người Hy Lạp nhờ vào sự giúp đỡ của người Ba Tư. Nói chung, người Macedonia là "các đồng minh tự nguyện và hữu ích đối với người Ba Tư".[89] Những người lính Macedonia đã đứng trong hàng ngũ quân đội của Xerxes chiến đấu chống lại Athens và Sparta.[85] Người Ba Tư gọi chung người Hy Lạp và Macedonia là Yauna ("người Ionia" là thuật ngữ được họ dùng để chỉ "người Hy Lạp") và khi họ chỉ nhắc đến duy nhất người Macedonia thì sẽ là Yaunã Takabara hay "người Hy Lạp đội mũ hình khiên", điều này có thể ám chỉ tới chiếc mũ kausia của người Macedonia.[90]

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, những vùng đất nằm dưới sự cai trị hoặc là chư hầu của các vị vua Ba Tư bao gồm toàn bộ khu vực Cao nguyên Iran và toàn bộ các vùng lãnh thổ cũ của đế quốc Assyria (Lưỡng Hà, Cận Đông, CyprusAi Cập), ngoài ra còn có AnatoliaArmenia cũng như là cả khu vực miền nam Caucasus và các khu vực ở bắc Caucasus, Azerbaijan, Uzbekistan, Tajikistan, toàn bộ Bulgaria, Paeonia, ThraciaMacedonia , hầu hết các vùng đất nằm ven bờ biển Đen, các vùng đất thuộc Trung Á trải dài tới tận biển Aral, sông OxusJaxartes ở phía bắc và tây bắc, khu vực Hindu Kush và phần phía Tây của khu vực lòng chảo sông Ấn (tương ứng với Afghanistan và Pakistan ngày nay), khu vực phía bắc Arabia và khu vực phía bắc của Libya cùng với một vài vùng đất thuộc Oman, Trung Quốc và UAE ngày nay.[91][92][93][94][95][96][97]

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư

Bản đồ những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba TưCảnh giao chiến giữa một chiến binh hoplite người Hy Lạp với một binh sĩ Ba Tư trên một kylix, niên đại là vào thế kỷ thứ 5 TCN

Cuộc nổi dậy của người Ionia diễn ra vào năm 499 TCN cùng với các cuộc nổi dậy hưởng ứng khác ở Aeolis, Doris, Cyprus và Caria chống lại ách cai trị của người Ba Tư đã kéo dài từ năm 499 tới năm 493 TCN. Nguyên nhân mấu chốt dẫn tới cuộc nổi dậy đó là sự bất mãn của các thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á đối với các bạo chúa do người Ba Tư bổ nhiệm để cai trị họ cùng với các hoạt động riêng lẻ của hai bạo chúa ở Miletus là HistiaiosAristagoras. Năm 499 TCN, vị bạo chúa của Miletus vào thời điểm đó là Aristagoras đã tiến hành một cuộc viễn chinh cùng với viên satrap người Ba Tư tên là Artaphernes để chinh phục Naxos, mục đích của chiến dịch này là nhằm củng cố địa vị của ông ta ở Miletus (cả về phương diện tài chính và thanh thế). Tuy nhiên chiến dịch này là một thất bại và Aristagoras đã chọn cách kích động toàn bộ khu vực Ionia nổi dậy chống lại Darius Đại đế vì lo sợ rằng bản thân sẽ bị trừng phạt.[cần dẫn nguồn]

Cuộc nổi dậy của người Ionia là cuộc xung đột lớn đầu tiên giữa Hy Lạp và đế quốc Achaemenes và cũng là giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Sau khi người Ba Tư dẹp tan cuộc nổi dậy khu vực Tiểu Á, Darius đã thề là sẽ trừng phạt Athens và Eretria vì đã tiếp tay cho cuộc nổi dậy.[98] Hơn thế nữa, Darius còn nhận thấy rằng tình hình chính trị ở Hy Lạp lúc này tạo ra một mối đe dọa lâu dài cho sự ổn định của đế quốc Achaemenes cho nên ông ta đã quyết định bắt tay vào việc chinh phục toàn bộ Hy Lạp. Mục tiêu của chiến dịch đầu tiên nằm trong cuộc xâm lược này đó là khôi phục lại sự cai trị của người Ba Tư ở những vùng lãnh thổ thuộc bán đảo Balkan.[99]Năm 492 TCN, tướng Mardonius của người Ba Tư đã tái chinh phục lại khu vực Thracia và xáp nhập hoàn toàn Macedonia vào đế quốc; vương quốc này trở thành chư hầu của đế quốc vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 6 TCN và vẫn giữ được quyền tự trị đáng kể.[99] Tuy vậy, người Athen sau đó đã đánh bại người Ba Tư tại trận Marathon vào năm 490 TCN và Darius sẽ qua đời trước khi ông có thể tiến hành cuộc xâm lược Hy Lạp của mình.[100]

Người con trai của Darius I là vua Xerxes I (cai trị từ năm 485–465 TCN, tên của ông trong tiếng Ba Tư cổ là Xšayārša, "Người anh hùng trong số các vị vua") đã thề là sẽ hoàn tất điều này. Ông ta đã xây dựng một đội quân khổng lồ để phục vụ cho chiến dịch chinh phục Hy Lạp. Quân đội của ông tràn vào Hy Lạp từ phía bắc và không vấp phải nhiều sự kháng cự khi tiến quân qua khu vực MacedoniaThessaly cho tới khi bị một lực lượng nhỏ của người Hy Lạp kìm chân trong ba ngày liền ở Thermopylae.

Sụp đổ

Achaemenid Empire during the wars of Alexander.The Battle of Issus, between Alexander the Great on horsebackto the left, and Darius III in the chariot to the right, represented in a Pompeii mosaic dated 1st century BCE – National Museum of Archaeology in Napoli.

Hoàng đế Artaxerxes III (Ochus) là vị vua kiệt xuất cuối cùng của Đế quốc Ba Tư. Ông tiến hành củng cố Đế quốc Ba Tư hùng mạnh, đồng thời thâu tóm thêm nhiều quyền uy về tay nhà vua.[101] Trong các năm 343 TCN - 341 TCN, ông tái chinh phạt toàn bộ xứ Ai Cập, và đày ải Pharaon Nectanebo II của Vương triều thứ 30 mới được người Ai Cập thành lập.[102] Sau một triều đại lâu dài (358 TCN - 338 TCN), ông bị tên hoạn quan Bagoas ám sát. Hoàng đế Arses lên nối ngôi, cũng bị tên hoạn quan Bagoas ám sát vào năm 336 TCN, dường như tên hoạn quan này có sự hỗ trợ của tân Hoàng đế Darius III.[101]

Người Ba Tư thiết lập Vương triều thứ 31 trên đất Ai Cập, và trị vì khắt khe. Nhân dân Ai Cập phất cờ khởi nghĩa, và người ta biết rằng một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ do Pharaon Khababsh lãnh đạo.[102] Trong lúc nước Ba Tư suy yếu, một vị chỉ huy quân sự xuất sắc đã tiến hành chinh phạt Đế quốc này vào năm 334 TCN[103] - vua xứ MacedoniaAlexandros Đại đế thống lĩnh liên quân Macedonia và các thành bang Hy Lạp vượt biển Hellespont tiến đánh Ba Tư. Ông vốn rất ngưỡng mộ người chiến binh Xenophon và Cyrus - vị vua thống nhất hai dân tộc Media và Ba Tư. Với một lực lượng Quân đội tinh nhuệ, ông quyết định theo chân Cyrus trong việc xây dựng một Đế quốc thống trị thế giới.[104] Vua Alexandros Đại đế đánh trận đầu với Quân đội Ba Tư tại Granicus, và giành thắng lợi.[105] Vào năm 333 TCN, ông tiếp tục đánh tan tác Quân đội Ba Tư do Hoàng đế Darius III thân chinh thống lĩnh tại trận Issus năm 333 TCN, sau đó ông chiếm được thành phố Týros. Vua Alexandros Đại đế cũng kéo quân vào Ai Cập vào năm 332 TCN. Sau đó, Hoàng đế Darius III một lần nữa bị đánh bại trong trận Gaugamela (Arbela) vào năm 331 TCN[106]. Trong cơn ly loạn, Darius III bị em họ là Bessus giết năm 330 TCN, cùng năm đó vua Alexandros Đại đế đốt cháy kinh thành Persepolis. Bessus, tức vua Artaxerxes V cầm cự đến năm 328 TCN thì toàn bộ Đế quốc Ba Tư bị mất về tay vua Alexandros Đại đế. Bessus bị bắt sống.[106] Tuy đã đánh bại Hoàng đế Darius III, vua Alexandros Đại đế mong muốn xây cho ông một lăng tẩm tráng lệ tại kinh thành Persepolis.[107]

Nhiều sử gia cho rằng năm 330 TCN đã là thời điểm cáo chung của nhà Achaemenes sau khi vua Alexandros Đại đế chiếm được 4 kinh đô của Ba Tư lúc ấy là Pasargadae, Persepolis, SusaEcbatane. Từ nay, thời kỳ xưng hùng xưng bá của Đế quốc Ba Tư chấm dứt.[103] Song, vào năm 324 TCN, ông và một vạn quân Macedonia cưới các cô gái Ba Tư làm vợ.[106] Vào năm 323 TCN, ông qua đời tại thành Babylon.[108]

Mặc dù có được thành công khi chinh phục toàn bộ đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, dù sao cũng không thể mang đến một sự thay thế ổn định [109] Sau khi ông qua đời, đế chế của Alexander bị tan rã và được kế tục bởi một vài đế chế vài nhỏ hơn, quan trọng nhất là đế quốc Seleukos, được cai trị bởi các vị tướng của Alexandros và con cháu của họ. Họ lần lượt sẽ được kế tục bởi đế chế Parthia.

Istakhr, một trong các vương quốc chư hầu của Đế chế Parthia, sẽ bị lật đổ bởi Papak, một giáo sĩ của một ngôi đền ở đó. Con trai của Papak, Ardašir I, người đã đặt tên mình để tưởng nhớ đến Artaxerxes II, sẽ nổi loạn chống lại người Parthia, cuối cùng đánh bại họ và thiết lập đế chế Sassanid hay nó được biết đến với tên Đế quốc Ba Tư thứ hai.